Friday, June 12, 2009

Làm việc với máy chủ thông qua SSH

SSH là công cụ hết sức cần thiết cho bất kỳ một chuyên gia quản trị máy chủ nào bởi nó là phương cách chính để bạn giao tiếp với máy chủ nhằm thực hiện các tác vụ như cài đặt, cập nhật… SSH cho phép bạn kết nối từ xa đến máy chủ và ra lệnh cho nó thông qua môi trường shell. Dưới đây là sanh sách các lệnh thường dùng khi làm việc với máy chủ

1.Ls: liệt kê dánh sách tập tin / thư mục trong một thư mục

Ls –al: hiển thị tất cả các tập tin (bao gồm cả tập tin ẩn), thư mục, và chi tiết thuộc tính của từng tập tin

2.Cd: thay đổi thư mục

– nếu bạn gõ cd /home/username thì hệ thống sẽ chuyển đến thư mục /home/username
cd ~ : di chuyển đến thư mục home của bạn
cd - : di chuyển đến thư mục cuối cùng mà bạn đã từng đến
cd .. di chuyển đến thư mục trên một cấp

3.Cat: hiển thị nội dung tập tin ra màn hình

cat filename.txt: hiển thị nội dung tập tin filename.txt ra màn hình

4.Chmod: thay đổi quyền truy cập đến tập tin

Việc thiết lập quyền tương ứng theo thứ tự 3 đối tượng : USER – GROUP – EVERYONE

0 = — không có quyền
1 = –X chỉ có quyền thực thi
2 = -W- chỉ có quyền ghi
3 = -WX quyền ghi và thực thi
4 = R– chỉ có quyền đọc
5 = R-X đọc và thực thi
6 = RW- đọc và ghi
7 = RWX đọc, ghi và thực thi

Sử dụng:
Chmod

chmod 000 : không ai có quyền truy cập
chmod 644: thừơng áp dụng cho các trang HTML
chmod 755: thường áp dụng cho các mã CGI

Chown: thay đổi quyền sở hữu tập tin
Việc thiết lập quyền tương ứng theo thứ tự 2 đối tượng : USER – GROUP

Chown root myfile.txt: thay đổi người dùng sở hữu tập tin sang cho tài khoản root
Chown root.root myfile.txt: thay đổi người dùng và nhóm sở hữu tập tin sang cho tài khoản root

5.Tail: giống cat nhưng chỉ hiển thị những dòng cuối của tập tin

tail /var/log/messages: xem 20 dòng (mặc định) cuối cùng của /var/log/messages
tail -f /var/log/messages: xem tiếp tục tập tin trong khi nó đang được cập nhật
tail -200 /var/log/messages: xem 200 dòng cuối cùng của tập tin

6.More: giống cat nhưng mở tập tin trên mỗi lần một trang màn hình

more /etc/userdomains: duyệt tập tin userdomains và nhấn phím Space để sang trang kế tiếp hoặc nhấn q để thoát

7.Pico: sử dụng để chỉnh sửa tập tin


pico /home/burst/public_html/index.html: chỉnh sửa trang index thuộc trang web của bạn

Vi: sử dụng để chỉnh sửa tập tin với nhiều tính năng hơn pico
vi /home/burst/public_html/index.html: chỉnh sửa trang index thuộc trang web của bạn

Trong khi làm việc với vi một số lệnh sau là hữu dụng. Bạn cần phải nhấn tổ hợp phím SHIFT + để vào chế độ command

:q! thoát khỏi tài liệu mà không cần lưu lại và thoát khỏi vi
:w Lưu tập tin
:wq Lưu tập tin và thoát khỏi vi
:25 Di chuyển đến dòng thứ 25 trong tập tin
:$ Di chuyển đến dòng cuối cùng của tập tin
:o Di chuyể đến dòng đầu tiên của tập tin

8.Grep: tìm từ / cụm từ trong tập tin

grep root /etc/passwd: hiển thị tất cả các dòng có từ root trong tập tin /etc/passwd
grep -v root /etc/passwd: hiển thị tất cả các dòng không có từ root trong tập tin /etc/passwd

Ln: tạo các liên kết giữa tập tin và thư mục


ln -s /usr/local/apache/conf/httpd.conf /etc/httpd.conf: giờ đây bạn có thể chỉnh sửa tập tin /etc/httpd.conf thay vì tập tin gốc. Các thay đổi sẽ ảnh hửơng đến tập tin gốc, tuy nhiên bạn có thể xóa liên kết này mà không ảnh hưởng đến tập tin gốc

9.Last: hiển thị những ai đã đăng nhập và vào lúc nào


last -20: hiển thị 20 lần đăng nhập cuối cùng
last -20 –a: hiển thị 20 lần đăng nhập cuối cùng kèm theo cả thông tin về tên máy

w: hiển thị những ai đang đăng nhập và vị trí họ đã đăng nhập vào

10.Netstat: hiển thị tất cả các kết nối hiện tại

netstat -an : hiển thị tất cả các kết nối đến máy chủ bao gồm cả địa chỉ IP và cổng nguồn và đích
netstat –rn: hiển thị bảng routing của tất cả các địa chỉ IP thuộc máy chủ

11.Top: hiển thị các tiến trình hệ thống, thông tin bộ nhớ, thời gian uptime và các thông tin hữu ích khác theo thời gian thực.

12.Ps: hiển thị các tiến trình đang chạy và số định danh PID tương ứng

ps U username : hiển thị các tiến trình được thực thi bởi một người dùng cụ thể
ps aux: hiển thị tất cả các tiến trình hệ thống

13.Touch: tạo ra một tập tin rỗng
touch /home/burst/public_html/404.html : tạo 1 tập tin rỗng tên là 404.html nằm trong thư mục /home/burst/public_html/

14.Du: hiển thị thông tin sử dụng ổ đĩa

du –sh: hiển thị tóm tắt tổng dung lượng đĩa đã được sử dụng trong thư mục hiện tại, bao gồm cả các thư mục con
du –sh* : tương tự như lệnh trên nhưng hiển thị chi tiết cho từng tập tin và thư mục

15.Cp: sao chép một tập tin

cp filename filename.backup : sao chép tập tin filename thành filename.backup
cp -a /home/burst/new_design/* /home/burst/public_html/: sao chép toàn bộ tập tin mà vẫn giữ lại các quyền từ thư mục này sang thư mục khác

16.Mv: di chuyển / đổi tên một tập tin

mv oldfilename newfilename: đổi tên tập tin oldfilename thành newfilename

17.Rm : xóa một tập tin

rm filename.txt : xóa tập tin filename.txt
rm -f filename.txt : xóa tập tin filename.txt mà không yêu cầu xác nhận.
rm -rf tmp/ : xóa tuần tự thư mục tmp, và tất cả các tập tin bao gồm cả thư mục con. Cẩn thận với lệnh này !!!

18.Tar : nén và giải nén tập tin tar.gz và .tar

tar -zxvf file.tar.gz: giải nén tập tin file.tar.gz
tar –xvf file.tar : giải nén tập tin file.tar
tar -cf archive.tar contents/: lấy tất cả nội dung từ thư mục contents/ và đặt vào trong tập tin nén có tên archive.tar
gzip -d filename.gz : giải nén tập tin filename.gz

19.Unzip: giải nén tập tin .zip

Unzip file.zip: giải nén tập tin file.zip

20.Tường lửa Iptables

iptables –I INPUT –s <địa chỉ IP> -j DROP: lệnh này sẽ chặn mọi kết nối đến từ địa chỉ IP
iptables –L : liệt kê tất cả các rule trong iptable
iptables –F: xóa tất cả các rule trong iptable (xóa tường lửa)
iptables –save: Lưu lại các bộ rule hiện tại trong bộ nhớ vào đĩa
service iptables restart : khởi động lại iptables

21.Các lệnh Apache

httpd –v : hiển thị ngày xây dựng và phiên bản của máy chủ Apache
httpd –l : liệt kê danh sách các module đã được compile trong Apache
httpd status: chỉ hoạt động nếy mod_status được kích hoạt và hiển thị một trang các kết nối đang active
service httpd restart : khởi động lại máy chủ Apache


22.Các lệnh trong MySQL

mysqladmin processlist : hiển thị các kết nối và query đang active
mysqladmin drop databasename : xóa cơ sở dữ liệu có tên databasename
mysqladmin create databasename : tạo cơ sở dữ liệu có tên databasename
mysql -u username -p password databasename <> databasefile.sql : sao lưu cơ sở dữ liệu databasename ra tập tin databasefile.sql

No comments:

Post a Comment